Các nhà đầu tư nước ngoài có thể phát triển thị trường và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng cách thành lập công ty dưới loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, văn phòng đại diện và chi nhánh công ty. Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, các nhà đầu tư phải xem xét các yếu tố như số lượng người đầu tư, vốn, ngành nghề kinh doanh và quy mô dự án.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trên thị thường Việt Nam và là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tùy chọn giữa việc thành lập công ty TNHH một thành viên (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với toàn bộ thành viên đều là người đầu tư nước ngoài) hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên (liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam). Tuy nhiên, công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty cổ phần (CP)
Công ty cổ phần phù hợp với các doanh nghiệp cỡ vừa và lớn do cơ cấu tổ chức khá phức tạp và yêu cầu số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên. Theo quy định, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty CP được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn.
Văn phòng đại diện (VPDD)
Văn phòng đại diện là sự lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn khảo sát thị trường, tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh. Theo quy định, Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân, con dấu và giấy phép kinh doanh. Vì vậy, VPĐD không được phép thực hiện các hoạt động sinh lời và bị giới hạn trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường. Thay vào đó, VPĐD giữ vai trò là văn phòng liên lạc giữa công ty mẹ và khách hàng, được phép giao kết, sửa đổi và bổ sung hợp đồng khi có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.
Chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền để thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Mặc dù chi nhánh có thể ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch sinh lời, chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân.
Đăng ký thành lập công ty mất bao lâu?
Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, thời gian thành lập công ty có thể khác nhau, dao động từ 15 đến 45 ngày.
FISC có thể hỗ trợ gì bạn trong việc thành lập công ty?
–
- Tư vấn loại hình kinh doanh phù hợp nhất với mục đích của doanh nghiệp
- Giúp đỡ các doanh nhân nước ngoài chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết
- Uỷ quyền đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty lên cơ quan chức năng
- Hỗ trợ người lao động nước ngoài nộp đơn xin giấy phép lao động
- Trợ giúp các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu khách hàng như mở tài khoản ngân hàng, kê khai thuế, …